Passive voice – câu bị động: cấu trúc, cách sử sụng và bài tập vận dụng có lời giải chi tiết– part 1

Câu bị động - PASSIVE VOICE là một phần kiến thức ngữ pháp quan trọng mà các bạn cần nắm vững khi bước vào ôn luyện cho tất cả các kỳ thi tiếng Anh, từ các kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10, đến kỳ thi THPT Quốc gia, rồi đến cả hành trình chinh phục các đỉnh cao trong TOEIC hay IELTS của mình. Hôm nay, nhóm thuvientoan kết hợp với EngLib sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm cấu trúc này nhé!

Nội dung bài viết:

        I  - Câu bị động là gì?

       II  - Cấu trúc câu bị động.

       III - Cách chuyển đổi câu bị động trong các thì (tenses) tiếng Anh.

       IV - Các lưu ý đặc biệt trong câu bị động.

       V  -  Bài tập vận dụng câu bị động.

I. CÂU BỊ ĐỘNG LÀ GÌ?

- Câu bị động là câu mà trong đó chủ ngữ là người hoặc vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.

- Câu bị động được sử dụng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân của hành động đó.
Ví dụ:
-- They built that building in 1989. (Active sentence) (Câu chủ động) (Họ xây tòa nhà đó vào năm 1989)
-- That building was built in 1989. (Passive sentence) (Câu bị động) (Tòa nhà đó được xây vào năm 1989)

II. CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG:

Câu chủ động S + V + O
Câu bị động S + be +V3

Công thức Câu bị động - passive voice chung:

(Chủ ngữ + dạng của động từ “to be” + Động từ ở dạng phân từ 2)

- Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ “to be” theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ TO BE được chia ở dạng số nhiều... 

Ví dụ:

             They planted some trees in the garden. (Họ đã trồng một số cây trong khu vườn)

     S1          V         O

Some trees were planted in the garden (by them).(Một số cây đã được trồng sau khu vườn bởi )

       S2         be        V3

              ** Lưu ý: “By them” có thể bỏ đi trong câu.

- Trong câu có động từ và 2 tân ngữ ⇒ muốn nhấn mạnh tân ngữ nào thì sẽ chuyển tân ngữ đó lên thành chủ ngữ bị động. Thường thì chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ: I gave her a pencil case = I gave a pencil case to her = She was given a pencil case (by me).

***Chú ý:

1.  Nếu Chủ ngữ (S) trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc => được bỏ đi trong câu bị động

Ví dụ:  Someone stole my bike last night. (Ai đó lấy trộm xe đạp của tôi đêm qua)

My bike was stolen last night. (Xe đạp của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.)

2. Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng 'by', nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng 'with'

Ví dụ: The bird was shot with the gun

           The bird was shot by the hunter

III. CHUYỂN ĐỔI CÂU BỊ ĐỘNG TRONG CÁC THÌ (Tenses)

THÌ (TENSE) CHỦ ĐỘNG BỊ ĐỘNG
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O

S + am/is/are + V3

Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being + V3

Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3 + O

S + have/has + been + V3

Quá khứ đơn S + V(ed/2) + O

S + was/were + V3

Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + V3

Quá khứ hoàn thành S + had + V3 + O

S + had + been + V3

Tương lai đơn S + will + V-infi + O

S + will + be + V3

Tương lai hoàn thành S + will + have + V3 + O

S + will + have + been + V3

Tương lai gần S + am/is/are going to + V-infi + O

S + am/is/are going to + be + V3

Động từ khuyết thiếu

S + ĐTKT + V-infi + O

S + ĐTKT + be + V3

Dạng đặc biệt:

Need + V-ing = Need to be +V3

Dưới đây là cách chuyển từ thể chủ động sang thể bị động cho 12 dạng thì trong Tiếng Anh. Ví dụ áp dụng với động từ "Make" (làm, chế tạo) sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất nhé:

DẠNG THÌ THỂ CHỦ ĐỘNG THỂ BỊ ĐỘNG
Dạng nguyên mẫu Make (làm, chế tạo)

Made

Dạng To + verd To make

To be made

Dạng V-ing      making

Being made

Thì hiện tại đơn Make

Am/is/are made

Thì hiện tại tiếp diễn Am/is/are making

Am/is/are being made

Thì hiện tại hoàn thành Have/has made

Have/has been made

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Have/ has been making

Have/has been being made

Thì quá khứ đơn made

Was/ were made

Quá thứ tiếp diễn Was/were making

Was/were being made

Quá khứ hoàn thành Had made

Had been made

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn Had been making

Had been being made

Tương lai đơn Will make

Will be made

Tương lai tiếp diễn Will be making

Will be being made

Tương lai hoàn thành Will have made

Will have been made

Tương lai hoàn thành tiếp diễn Will have been making Will have been being made

3 bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị đông

B1: Xác định tân ngữ (O) trong câu chủ động và chuyển nó thành chủ ngữ của câu bị động.

B2: Xác định thì (tense) trong câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động như hướng dẫn ở trên.

B3: Chuyển đổi chủ ngữ (S) trong câu chủ động thành tân ngữ (O) thêm “by” phía trước. Những chủ ngữ không xác định như: by them, by people…. có thể được bỏ đi.

    

 

Ví dụ:

  • My mother waters this flower every morning. (Mẹ tôi tưới cây hoa này mỗi buổi sáng)

     S               V            O

➤  This flower is watered by my mother every morning. (Cây hoa này được mẹ tôi tưới vào mỗi buổi sáng)

                S         be + V3           by O

  • Anna invited Peter to her birthday party last night.

      ➤ Peter was invited to Anna's birthday party last night.

  • Her mother is preparing the dinner in the kitchen.

       ➤ The dinner is being prepared by her mother in the kitchen.

IV. CÁC LƯU Ý ĐẶC BIỆT TRONG CÂU BỊ ĐỘNG

1. Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.

       Ví dụ: My right arm hurts.

2. Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.

       Ví dụ: The UK takes charge (Nước Anh nhận lãnh trách nhiệm)

- Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.

3. Trong một số trường hợp to be/to get + V3 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

  • Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.

Could you please check my mailbox while I am gone?. (Bạn có thể vui lòng kiểm tra hòm thư của tôi giúp tôi khi tôi đi vắng không?)

He got lost in the maze of the town yesterday. (Anh ấy đã bị lạc trong mê cung của thị trấn vào ngày hôm qua)

  • Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

The little boy gets dressed very quickly. (Cậu bé tự mặc quần áo rất nhanh)

A: 'Could I give you a hand with these tires' (Tôi có thể phụ bạn một tay với những chiếc lốp xe này)

B: 'No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.' (Không, cảm ơn, tôi sẽ xong việc khi tôi hoàn thành việc siết chặt các bu lông này.)

4. Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.

  • to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)

              Ví dụ: This table is made of wood

  • to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)

               Ví dụ: Paper is made from wood

  • to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)

               Ví dụ: This cake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.

  • to be made with: Được làm với (đề cập đến chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật)

               Ví dụ: This soup tastes good because it was made with a lot of spices.

5. Phân biệt thêm về cách dùng marry (kết hôn) và divorce (ly hôn) trong 2 thể: chủ động và bị động.

- Khi không có tân ngữ thì người Anh ưa dùng get mariedget divorced trong dạng informal English.

  • Hanna and Luis got maried last week. (informal)

           ➤ Hanna and Luis married last week. (formal)

  • After 3 very unhappy years they got divorced. (informal)

          ➤ After 3 very unhappy years they divorced. (formal)

- Sau marrydivorcemột tân ngữ trực tiếp thì không có giới từ: To mary / divorce smb

  • She married a lawyer. (Cô ấy kết hôn với một luật sư)
  • Andrew is going to divorce Carola (Andrew sẽ li dị với Carola)

- To be/ get married/ to smb (giới từ “to” là bắt buộc)

  • She got married to her childhood sweetheart. (Cô đã kết hôn với người yêu thời thơ ấu của mình.)
  • John has been married to Lisa for 20 years and he still doesn’t understand her. John đã kết hôn với Lisa được 16 năm và anh vẫn không hiểu cô.)

V. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

Các bạn download file bài tập bên dưới về và vận dụng những gì chúng ta đã học hôm nay nhé!

Vậy là chúng ta đã học và ôn tập xong phần 1 của Câu bị động rồi, các bạn dành thời gian ôn luyện phần 1 và áp dụng vào bài tập bên dưới rồi chúng ta sẽ bước tiếp đến phần 2 nhé!

Nhớ theo dõi fanpage: https://www.facebook.com/EngLib.YEL để cập nhật các tài liệu mới nhất nhé. 

Chúc các bạn học tốt!

TÀI LIỆU 

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 38   |   Total: 11894026
Hotline tư vấn miễn phí:

Passive voice – câu bị động: cấu trúc, cách sử sụng và bài tập vận dụng có lời giải chi tiết– part 1

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ