Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Phân tích tác phẩm Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân.
Lời mở: Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi có đóng góp đáng kể vào nền văn học hiện đại nước nhà. Có thể kể ra nhiều tác giả, tác phẩm thành công ở thể loại này: Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường, Nguyễn Trung Thành với Đường chúng ta đi, Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Hoàng Phủ Ngọc Tường với Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông? Và không thể không kể đến ông vua của thể tùy bút Nguyễn Tuân với Người lái đò Sông Đà.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40, Nguyễn Tuân đã khẳng định ngay lập tức tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như đạt đến sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết: Vang bóng một thời. Ông được coi là cây đại thụ của rừng đầu nguồn Việt Nam thế kỉ 20 với một phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo. Là cây bút tài năng ở cả truyện ngắn, nghiên cứu phê bình văn học, ký... Tuy nhiên, vương quốc để Nguyễn Tuân xây nên lâu đài nghệ thuật nguy nga tráng lệ là ở Tùy bút. Người lái đò Sông Đà là minh chứng cho sở trường nghệ thuật ở thể tài tùy bút. Qua đây, người đọc có thể thấy chân dung của một cái tôi tài hoa, uyên bác mà mỗi con chữ không chỉ là lâu đài chữ nghĩa mà còn là bể thắm tâm hồn, chở nặng tấm lòng của nhà văn đối với đất nước, con người. Chính tấm lòng yêu con người, yêu đất nước góp phần làm nên những trang văn thật tài hoa của Nguyễn Tuân: “Nói chuyện với người lái đò sông Đà như càng lai láng thêm cái lòng muốn đề thơ vào sông nước” (Lời tác giả).
2. Tác phẩm
2.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, đề tài, nguồn cảm hứng
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” rút từ tập “Sông Đà” gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, ra đời năm 1960 trong khí thế phấn khởi hào hùng của những năm tháng miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khắp đất nước dậy vang Tiếng hát con tàu, sục sôi tiếng gọi vọng về từ Đoàn thuyền đánh cá. Chính những âm thanh ấy đã thổi bùng lên nhiệt tình cách mạng, giục giã bước chân phiêu lãng của Nguyễn Tuân tìm về với mảnh đất miền Tây của Tổ quốc, khám phá chất vàng của thiên nhiên và tâm hồn dân tộc để đúc lại trong thiên tùy bút... Viết về dòng sông địa đầu tổ quốc, dồn nét trong tâm khảm Nguyễn Tuân là cảm hứng ngợi ca, khẳng định sự thay đổi của thiên nhiên đất nước trong thời kì đổi mới.
2.2. Thể loại
Tùy bút là một dạng có tính chất trung gian giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi, giữa yếu tố chủ quan và khách quan,... vừa có tính chất ghi chép (kí), vừa có chất thơ (trữ tình) vừa mang màu sắc triết học trong tư duy. Trong tuỳ bút cũng có kể chuyện, thuật sự. Nhưng cái mạch chính, ưu trội lên, luôn là trữ tình. Đó là thể văn tự do, tương đối phóng túng, nhưng vẫn có nguyên tắc của nó. Một trong những nguyên tắc mà người ta hay nói đến là nguyên tắc kết cấu: vừa tán, vừa tụ. Bề mặt có vẻ tản mạn, nhưng bề sâu lại nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng, chủ đề, tạo trục xuyên suốt như khối vuông ru bích. Tùy bút Nguyễn Tuân là đỉnh cao tùy bút Việt Nam mà qua đó, ta thấy một cái tôi tài hoa, uyên bác. Nếu như trước cách mạng tháng Tám, ông viết về những con người đặc chủng, đặc tuyển thì giờ đây, những con người bé nhỏ, bình thường mà vĩ đại lại là nhân vật chính trong sáng tác Nguyễn Tuân.
2.3. Giá trị của tác phẩm
- Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà, cung cấp những hiểu biết chân xác, lí thú về Sông Đà, về lịch sử, địa thế, phong cách vượt thác của người lái đò, sự chuẩn bị của nhà nước để chinh phục Sông Đà.
- Giá trị văn chương.
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET
- Chuyên đề đạo hàm - Nguyễn Bảo Vương (08.05.2022)
- Trắc nghiệm đạo hàm - Lê Minh Cường (03.05.2022)
- 300 câu trắc nghiệm chương Đạo hàm theo chủ đề - Phạm Văn Huy (10.04.2022)
- 520 bài tập trắc nghiệm đạo hàm (03.04.2022)