Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.

Vào bài: Có người đã cho rằng, ai già rồi mới thích đọc Nguyễn Khải, điều đó quả cũng có lý bởi hầu như tác phẩm nào của ông cũng bắt ta phải suy nghĩ rất nhiều. Ta không thể nhìn đời bằng con mắt hồn nhiên vô tư được khi lạc bước vào thế giới nhân vật của ông. Dù giọng văn Nguyễn Khải, cũng có lúc đùa vui, hóm hỉnh thật thú vị. Có lẽ, đó là tạng riêng của mỗi người cầm bút... Cho nên, dù đã khá quen với kiểu nhân vật của ông, đọc lại truyện ngắn Một người Hà Nội ta vẫn không khỏi ngỡ ngàng. Lễ kỉ niệm một ngàn năm Thăng Long đang đến gần, đọc lại tác phẩm này, ta không khỏi giật mình, vì sao cách đây hơn chục năm, mà tác giả lại đặt ra được những vấn đề đến hôm nay vẫn còn rất nóng.
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả
- 1930 - 2008
- Là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi 1945 đến nay. Nhà PBVH Vương Trí Nhàn viết: “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những hay dở của họ, nhất là
muốn hiểu cách nghĩ của họ, cuộc sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”.
- Nét phong cách nổi bật: Chất triết lí, chính luận. Hình tượng tác giả - một người trải nghiệm luôn có nhu cầu bàn bạc, chia sẻ với bạn đọc những đúc kết của mình - thường
để lại những ấn tượng sắc nét và thú vị. Ông có khả năng tinh nhạy trong phát hiện và trình bày vấn đề, phân tích tâm lý sắc sảo; luôn đưa ra những bài học nhận thức qua
những hình tượng nghệ thuật có sức kích thích đối thoại.
- Quá trình sáng tác: Trước 1978, quan tâm đến các vấn đề thời sự chính trị, con người được đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị. Tác phẩm có khuynh
hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo (Tiểu thuyết “Xung đột” 1959, tập truyện ngắn “Mùa lạc” 1960, truyện “Tầm nhìn xa” 1963... ) Sau 1978, quan tâm nhiều hơn đến cái đời thường, tới số phận cá nhân. Tiêu chí đánh giá con người mở rộng ở các góc độ văn hoá, lịch sử và triết học. Tác phẩm có khuynh hướng triết luận, giọng điệu đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm: tiểu thuyết “Cha và Con và...” 1979, tiểu thuyết “Thời gian của người” 1985, tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” 1995, truyện ngắn “Sống ở đời” 2002, tiểu thuyết “Thượng đế thì cười” 2004... Có thể nói, đời văn Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thực quá trình vận động của cả nền văn học từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hoà bình.

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2025 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 152   |   Total: 13602245
Hotline tư vấn miễn phí:

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ