Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Phân tích tác phẩm Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Sinh năm 1943
- Quê: Thừa Thiên - Huế
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ cứu nước.
- Phong cách nghệ thuật: giàu chất suy tư, chính luận, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974)
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh ra đời
- Sáng tác 1971, tại chiến khu Trị - Thiên (những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước)
- In lần đầu năm 1974
2.2. Kết cấu, bố cục: gồm 9 chương
2.3. Thể loại: trường ca: là thể loại tác phẩm có sự kết hợp hài hòa hai yếu tố tự sự và trữ tình.
2.4. Đoạn trích
- Xuất xứ: phần đầu chương V của trường ca.
- Chương V có vị trí đặc biệt, hội tụ chủ đề tư tưởng tác phẩm: sự thức tỉnh của thế hệ trẻ các thành thị miền Nam (rộng hơn: sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam) về sứ mệnh và trách nhiệm với dân tộc.
2.5. Bố cục
- Phần 1: Cảm nhận mới mẻ về đất nước: Đất nước có trong đời sống mọi mặt của nhân dân
- Phần 2: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”: Nhân dân làm nên Đất nước
II - Đọc hiểu văn bản
1. Phần 1: Đất nước có trong đời sống mọi mặt của nhân dân (Bốn mươi hai dòng thơ đầu)
1.1. Chín dòng thơ đầu: lí giải cội nguồn của đất nước (Đất nước có từ bao giờ?)
- Không bắt đầu từ một cách trang trọng (mà lại hết sức bình dị, gần gũi).
"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có từ trong cái ngày xửa ngày mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"
Đất nước là những gì có thể bắt gặp ở ngay trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người.
“Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa...” -> Đất nước có từ rất lâu, rất xa trong lịch sử.
+ Khởi đầu: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” -> nhận thức: khởi thủy Đất nước là văn hóa kết tinh từ tâm hồn Việt (Từ truyện cổ tích đến ca dao, tục ngữ, “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc)
+ Sự trưởng thành: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” -> nhận thức về tính cách anh hùng- từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây tre trở thành biểu tựơng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tựợng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đất nước có trong truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chỉ lớn lên, trưởng thành trong chiến đấu. -> Cảm nhận, lí giải cội nguồn đất nước bằng những hình ảnh bình dị, đời thường, khẳng định: đất nước không xa xôi, trừu tượng mà gần gũi, thân quen ngay trong cuộc sống của mỗi con người.
- Giọng thơ: thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha, trữ tình. Từ câu chuyện cổ tích của mẹ kể, miếng trầu của bà, hạt gạo ta ăn, ngôi nhà ta ở, tất cả đều là hiện thân, là khởi nguồn của đất nước.
- Để nói về lịch sử trường tồn của đất nước, nhà thơ đã không bắt đầu bằng việc đưa ra các sử liệu mà những gì rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta, được gợi ra từ những chất liệu của văn hoá dân gian, ca dao, tục ngữ.
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET
- Chuyên đề đạo hàm - Nguyễn Bảo Vương (08.05.2022)
- Trắc nghiệm đạo hàm - Lê Minh Cường (03.05.2022)
- 300 câu trắc nghiệm chương Đạo hàm theo chủ đề - Phạm Văn Huy (10.04.2022)
- 520 bài tập trắc nghiệm đạo hàm (03.04.2022)