Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Nhìn lại các bài toán vận dụng, vận dụng cao mũ, logarit.
Tài liệu bao gồm các nội dung sau:
Trong đề thi THPT Quốc Gia thì các bài toán về cực trị nói chung luôn là các bài toán ở mức độ vận dụng và vận dụng cao và đa phần các đều cảm thấy khó vì không nắm được những phương pháp, những kiến thức cơ bản về bất đẳng thức hay các đánh giá thuần túy. Chính vì lí do đó mà mình đã nảy ra ý tưởng viết một số bài viết có thể giúp được các bạn hiểu được và giải quyết các dạng toán bất đẳng thức và cực trị trong các đề thi thử và đề thi THPT Quốc Gia. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn dạng toán về cực trị của hàm số mũ – logarit với mong muốn những ai đọc đều có thể hiểu và áp dụng cho những bài toán khác phức tạp hơn hoặc có thể phát triển thêm nhiều vấn đề khác.
CHƯƠNG 1 CÁC BÀI TOÁN CỰC TRỊ MŨ – LOGARIT
I. MỞ ĐẦU.
Như ta đã biết trong đề thi môn toán của kì thi THPT Quốc Gia 2018 vừa qua có xuất hiện một câu cực trị logarit tuy không phải là bài toán khó nhưng khá là lạ và đã gây lúng túng cho nhiều học sinh, thực chất mấu chốt của bài toán là việc sử dụng bất đẳng thức AM – GM cơ bản để đánh giá. Trong bài viết này tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu và phát triển bài toán đó cao hơn và cùng nhau ôn lại những dạng toán cực trị đã xuất hiện nhiều trước đây!
II. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Để có thể làm tốt các bài toán ở chuyên đề này chúng ta cần phải nắm chắc được các kiến thức lý thuyết cơ bản về bất đẳng thức, điều kiện có nghiệm và biến đổi logarit sau.
THEO THUVIENTOAN.NET