Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG môn Hóa trường THPT chuyên Lào Cai năm 2022 lần 1 có lời giải chi tiết.
Ngày 15/2/2022 trường THPT chuyên Lào Cai tổ chức kỳ thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia lần 1. Trong bài viết này, thuvientoan.net xin giới thiệu đến bạn đề thi thử tốt nghiệp môn Hóa học. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 50 theo cấu trúc và nội chương trình môn Hóa lớp 10, lớp 11, lớp 12.
Đề thi đánh giá toàn diện kiến thức môn Hóa học ở bậc THPT của các thi sinh dự thi. Tương tự như đề thi tốt nghiệp THPTQG môn Hóa, các câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực cũng được chinh thành 4 mức độ thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng xoay quanh các chủ đề Este - Lipit - Xà phòng, Cacbohidrat, Amin - Amino axit - Peptit - Protein,..
Bên cạnh giới thiệu đến bạn đọc tài liệu, thuvientoan.net còn biên soạn đáp án chi tiết giúp các bạn có thể so sánh kết quả làm bài và rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học.
Hi vọng với tài liệu này các bạn sẽ học tập được những điều bổ ích để chuản bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 sắp tới. Chúc các bạn học tốt!
Trích dẫn tài liệu đề thi thử môn Hóa năm 2022 lần 1 trường THPT chuyên Lào Cai
Câu 1: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(NO3)3.
B. Al(OH)3.
C. Al2(SO4)3.
D. NaAlO2.
Câu 2: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của
A. P.
B. H3PO4.
C. P2O5.
D. PO43-.
Câu 3: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. Đimetylamin.
B. Anilin.
C. Etyl amin.
D. Isoproylamin.
Câu 4: Phản ứng xảy ra giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu là
A. Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+.
B. Cu2+ + Fe2+ → Cu + Fe.
C. Cu + Fe → Cu2+ + Fe2+.
D. Cu + Fe2+ → Fe + Cu2+.
Câu 5: Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu
A. xanh thẫm.
B. trắng xanh.
C. trắng.
D. nâu đỏ.
Câu 6: Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?
A. SO2.
B. H2S.
C. CO2.
D. H2.
Câu 7: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết ?
A. NaOH và H2SO4 đặc.
B. NaHCO3 và H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc và NaHCO3.
D. H2SO4 đặc và NaOH.
Câu 8: Saccarozơ có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H24O12.
B. C12H22O11.
C. C11H22O11.
D. C6H12O6.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. N2.
B. H2.
C. CO.
D. CO2.
Câu 10: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO3.
B. Cr(OH)2.
C. Cr(OH)3.
D. Cr2O3.
Câu 11: Xà phòng hóa triolein trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C17H33COONa.
B. C17H31COONa.
C. C17H35COONa.
D. C17H29COONa
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm metyl axetat, etyl propionat thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,7.
B. 3,6.
C. 4,5.
D. 1,8.
Câu 37: Cho 14,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đun nóng sau khi kết thúc phản ứng phản ứng thu được 0,02 mol khí NO và dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat (không có muối Fe2+). Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 72,18.
B. 76,98.
C. 92,12.
D. 89,52.
Câu 38: X, Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thi được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là?
A. 50,82.
B. 13,90.
C. 26,40.
D. 8,88.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm propin, buta-1,3-đien và một amin no, đơn chức, mạch hở. Đem đốt cháy hoàn toàn 23,1 gam X cần dùng vừa đúng 2,175 mol O2 nguyên chất thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm CO2, H2O và khí N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình chứa dung dịch NaOH đặc dư, khí thoát ra đo được 2,24 lít (ở đktc). Công thức của amin là
A. C2H7N.
B. CH5N.
C. C3H9N.
D. C4H11N.
Câu 40: Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch X. Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Điện phân dung dịch X với trong thời gian 11580 giây với cường độ dòng điện 10A, thu được V lít khí (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của V là
A. 7,84.
B. 10,08.
C. 12,32.
D. 15,68.
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET