Nhóm thuvientoan.net xin gởi đến bạn đọc tài liệu Đề thi thử THPTQG môn Vật Lý năm 2021 trường THPT chuyên ĐH SP Hà Nội - Lần 1 có lời giải chi tiết.
Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm bám sát theo chương trình thi năm 2021 để chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới. Kèm theo đó là đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từng câu của đề một cách dễ hiểu và nhanh nhất.
Nội dung cụ thể có trong đề thi như sau:
Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
B. biến đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều.
C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
D. có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Câu 2: Con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m được treo vào sợi dây chiều dài l đang dao động tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Chọn gốc thế năng đi qua vị trí cân bằng. Thế năng của con lắc khi dây treo lệch góc α so với phương thẳng đứng là
A. mgl(1 – tanα). B. mgl(1 – cosα). C. mgl(1 – cotα). D. mgl(1 – sinα).
Câu 3: Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng.
B. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.
C. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
Câu 4: Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm?
A. Tần số âm. B. Độ cao của âm. C. Âm sắc. D. Độ to của âm.
Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Gọi φ là độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch. Công suất điện tiêu thụ trung bình của mạch trong một chu kì là
A. UItanφ. B. UI. C. UIsinφ. D. UIcosφ.
Câu 7: Điện áp u = 200cos(100πt + 0,5π) (V) có giá trị hiệu dụng bằng
A.100căn(2) V . B. 200 V. C. 100 V. D.200căn(2) V .
Câu 8: Ánh sáng trắng là
A. ánh sáng đơn sắc.
B. ánh sáng có một tần số xác định.
C. hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím.
D. ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 9: Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi
A. mạch kín đó được đặt cạnh nam châm thẳng.
B. mạch kín đó được đặt trong một từ trường đều.
C. mạch kín đó được nối với nguồn điện một chiều.
Câu 11: Quang phổ vạch phát xạ do
A. chất rắn bị nung nóng phát ra. B. chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra.
C. chất khí ở áp suất cao bị nung nóng phát ra. D. chất lỏng bị nung nóng phát ra.
Câu 12: Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn.
C. sóng ngắn. D. sóng dài
Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vẫn giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 nằm khác phía so với vân sáng trung tâm là
A. 3i. B. 7i. C. 5i. D. 2i.
Câu 16: Một ống dây có hệ số tự cảm 0,02 H đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong thời gian 0,2 s dòng điện giảm đều từ 3 A về 0 A. Trong khoảng thời gian trên, độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là
A. 400 mV. B. 12 mV. C. 300 mV. D. 60 mV.
Câu 17: Mạch dao động LC lí tưởng có điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4cos(106πt) (C), trong đó t tính bằng s. Chu kì dao động của mạch là
A. 10-5s. B. 2.10-6s. C. 2.10-5s. D. 10-6s
Câu 26: Cho dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2 A chạy qua điện trở thuần 50 Ω. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở bằng
A. 200 W. B. 400 W. C. 50 W. D. 100 W.
Câu 27: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Lò xo có độ cứng bằng 50 N/m. Động năng cực đại của con lắc là
A. 22,5.10-3J. B. 225,0 J. C. 1,5.10-3J. D. 1,5 J.
Câu 28: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa liên tiếp là 2 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là
A. 8 cm. B. 2 cm. C. 4 cm. D. 1 cm.
Câu 29: Cho mạch dao động LC lí tưởng với C = 2 μF và cuộn dây thuần cảm L = 20 mH. Sau khi kích thích cho mạch dao động thì hiệu điện thế cực đại trên tụ điện đạt giá trị 5 V. Lúc hiệu điện thế tức thời trên một bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có độ lớn
A. 0,04 A. B. 0,08 A. C. 0,4 A D. 0,8 A.
Câu 30: Một vật dao động điều hoà với biên độ 2 cm trên quỹ đạo thẳng. Biết trong 2 phút vật thực hiện được 60 dao động toàn phần. Lấy π2= 10. Gia tốc của vật có giá trị cực đại là
A. 2π cm/s2. B. 20 cm/s2. C. 40 cm/s2 D. 30 cm/s2
Câu 34: Một dây đàn được căng ngang với hai đầu cố định, có chiều dài 100 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 800 m/s. Khi gảy đàn, nó phát ra âm thanh với họa âm bậc 2 có tần số bằng
A. 400 Hz. B. 200 Hz. C. 1200 Hz. D. 800 Hz.
Câu 35: Một toa tàu đang chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga với gia tốc có độ lớn 0,2 m/s2. Người ta gắn cố định một chiếc bàn vào sàn toa tàu. Một con lắc lò xo được gắn vào đầu bàn và đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình vẽ. Biết mặt bàn nhẵn. Trong khoảng thời gian toa tàu đang chuyển động chậm dần đều ra vào ga, con lắc đứng yên so với tàu. Vào đúng thời điểm toa tàu dừng lại, con lắc lò xo bắt đầu dao động với chu kì 1 s. Khi đó biên độ dao động của con lắc có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,6 mm. B. 6,1 mm. C. 5,1 mm. D. 4,2 mm.
Câu 38: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đủ dài với bước sóng 60 cm. Khi chưa có sóng truyền qua, gọi M và N là hai điểm gắn với hai phần tử trên dây cách nhau 85 cm. Hình bên là hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây khi có sóng truyền qua ở thời điểm t, trong đó điểm M đang dao động về vị trí cân bằng. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Gọi t + ∆t là thời điểm gần t nhất mà khoảng cách giữa M và N đạt giá trị lớn nhất (với ∆t > 0). Diện tích hình thang tạo bởi M, N ở thời điểm t và M, N thời điểm t + ∆t gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 2230 cm2. B. 2560 cm2. C. 2165 cm2. D. 2315 cm2.
Câu 39: Để xác định linh kiện chứa trong một hộp X, người ta mắc đoạn mạch AB gồm hộp X nối tiếp với một điện trở phụ Rp = 50 Ω. Sau đó, đoạn mạch AB được nối vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha. Biết rôto của máy phát điện có 10 cặp cực và quay đều với tốc độ n. Hộp X chỉ chứa hai trong ba linh kiện: điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm (L, r) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở của dây nối và của các cuộn dây của máy phát. Chỉnh n = 300 vòng/phút, sự thay đổi theo thời gian t của điện áp giữa hai cực máy phát điện um và điện áp giữa hai đầu điện trở phụ up được ghi lại như hình 1. Thay đổi n, sự phụ thuộc của um và up theo thời gian t được ghi lại như hình 2. Các linh kiện trong X gồm:
A. điện trở R = 50 Ω và cuộn dây không thuần cảm có L cỡ 190 mH, r = 10 Ω.
B. điện trở R = 10 Ω và tụ C cỡ 54 μF.
C. tụ C cỡ 40 μF và cuộn dây không thuần cảm có L cỡ 64 mH, r = 10 Ω.
D. tụ C cỡ 318 μF và điện trở R = 60 Ω
Hi vọng với đề thi thử này, các bạn sẽ thu thập thêm những kiến thức và kỹ năng bổ ích để chuẩn bị cho kì thi sắp tới với kết quả tốt nhất . Chúc các bạn học tốt!
TÀI LIỆU
Like fanpage của https://thuvientoan.net/ để cập nhập những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt
THEO THUVIENTOAN.NET