Chinh phục lý thuyết Sinh học kỳ thi THPT quốc gia

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Chinh phục lý thuyết Sinh học kỳ thi THPT quốc gia.

Tài liệu bao gồm các nội dung sau:

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ:
I. Nhận biết:
Câu 1: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 4n.          B. n.           C. 3n.              D. 2n.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017)

Câu 2: Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Xitôzin.         B. Uraxin.           C. Timin.                 D. Ađênin.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017)
Câu 3: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n – 1.                B. 4n.                C. 2n + 1.                 D. 3n.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017)

Câu 4: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza.               B. ARN pôlimeraza.                 C. ADN pôlimeraza.               D. Ligaza.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017)
Câu 5: Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzim nào sau đây được dùng để nối các đoạn ADN với nhau tạo ADN tái tổ hợp?
A. Restrictaza.             B. Ligaza.                 C. ADN pôlimeraza.                    D. ARN pôlimeraza.
(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017)
Câu 6: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1.                B. 2n – 1.              C. n + 1.                D. n – 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017)

Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba nào sau đây mã hóa axit amin mêtiônin?
A. 5’UAA3’.               B. 5’UUA3’.                     C. 5’UGU3’.                  D. 5’AUG3’.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017)

Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A. Valin.             B. Mêtiônin.               C. Glixin.            D. Lizin.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018)

Câu 9: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. rARN.            B. mARN.           C. tARN.                D. ADN.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018)

Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5'AUA3'.                 B. 5'AUG3'.              C. 5'AAG3'.               D. 5'UAA3'.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018)

Câu 11: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN.                 B. mARN.                    C. tARN.                D. Prôtêin.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019)

Câu 12: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN.                 B. mARN.                C. tARN.                 D. rARN.

Thà làm ở nhà sai ngu lí thuyết, còn hơn là mất điểm lý thuyết ở trên bài thi

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019)

Câu 13: Thể đột biến nào sau đây được tạo ra bởi lai xa kết hợp với đa bội hóa?
A. Thể song nhị bội.                B. Thể tam bội.                C. Thể tứ bội.                    D. Thể ba.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)
Câu 14: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại A của gen liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
A. U.                B. X.                  C. G.                  D. T.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)

Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm cho 2 alen của 1 gen nằm trên cùng 1 NST?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit.            B. Mất 1 cặp nuclêôtit.            C. Lặp đoạn NST.              D. Đảo đoạn NST.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)

Câu 16: Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izôlơxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là
A. 3’GAU5’.              B. 3’GUA5’.             C. 5’AUX3’.                  D. 3’UAG5’.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)
Câu 17: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là CDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn.                 B. Chuyển đoạn.                  C. Đảo đoạn.                      D. Lặp đoạn.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)
Câu 18: Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại U của môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit của gen?
A. A.               B. G.                C. T.                    D. X.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019)
Câu 19: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của NST?
A. Đảo đoạn NST.              B. Mất đoạn NST.           C. Thêm 1 cặp nuclêôtit.             D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020)

Câu 20: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?
A. Đảo đoạn.                B. Đa bội.               C. Dị đa bội.                 D. Lệch bội.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020)

Câu 21: Ở tế bào nhân thực, loại axit nuclêic nào sau đây làm khuôn cho quá trình phiên mã?
A. mARN.                 B. ADN.                C. rARN.                D. tARN.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020)
Câu 22: Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 3n có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây?
A. Thể tam bội.                 B. Thể tứ bội.                   C. Thể một.                  D. Thể ba.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020)
Câu 23: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđon kết thúc?
A. 3’AXX5’.                 B. 3’TTT5’.                 C. 3’AXA5’.                       D. 3’GGA5’.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020)
Câu 24: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrron Lac ở vi khuẩn E. coli, gen điều hòa mã hóa prôtêin nào sau đây?
A. Prôtêin Lac Z.                 B. Prôtêin Lac A.               C. Prôtêin Lac Y.                   D. Prôtêin ức chế.

CHƯƠNG II: QUY LUẬT DI TRUYỀN VÀ ỨNG DỤNG QUY LUẬT DI TRUYỀN:

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2025 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 965   |   Total: 13601242
Hotline tư vấn miễn phí:

Chinh phục lý thuyết Sinh học kỳ thi THPT quốc gia

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ