Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu 850 Câu Trắc Nghiệm Chương Dòng Điện Xoay Chiều Có Đáp Án.
Tài liệu bao gồm các nội dung sau:
Chủ đề 1. Xác định các đại lượng cơ bản trong mạch RLC bằng phương pháp đại số
Câu 1: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR, uL, uC tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là
A.uR trễ pha π/2 so với uC. B.uC và uL ngược pha.
C.uL sớm pha π/2 so với uC. D.uR sớm pha π/2 so với uL.
Câu 2: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Điện áp giữa hai đầu
A.đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
B.cuộn dây luôn ngược pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
C.cuộn dây luôn vuông pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
D.tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
Câu 3: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u = U0cosωt thì dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + π/6 ). Đoạn mạch này luôn có:
A.ZL< ZC B.ZL = ZC C.ZL< R D.ZL> ZC
Câu 4: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch (với 0 < φ < 0,5π). Đoạn mạch đó
A.gồm điện trở thuần và tụ điện.
B.chỉ có cuộn cảm.
C.gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện.
D.gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).
Câu 5:Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một tụ điện và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu tụ điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng
A.π/2 B.-π/2 C.0 hoặc π. D.π/6 hoặc - π/6
Câu 6: Nếu trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm
A.tụ điện và biến trở.
B.cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.
C.điện trở thuần và tụ điện.
D.điện trở thuần và cuộn cảm.
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET