Phân tích tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Phân tích tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

2. Tác phẩm

II. Ðọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện và ý nghĩa
2. Phân tích nhân vật
2.1. Phân tích nhân vật Tràng

2.1.2. Diễn biến tâm lí của nhân vật Tràng.

2.2. Nhân vật người vợ nhặt
2.2.1. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã đặt vào đó hình ảnh của nhân vật người vợ nhặt: nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống mãnh liệt. Xuất hiện trong bối cảnh ngày đói quay quắt, ý chí bám lấy sự sống vẫn rất mạnh mẽ trong nhân vật (bỏ qua ý thức về danh dự, chấp nhận theo không Tràng).
2.2.2. Về cảnh ngộ, xuất hiện trong tác phẩm, người vợ nhặt không tên tuổi, không quê hương, không gia đình, không nghề nghiệp... Từ đầu đến cuối tác phẩm chị chỉ được gọi bằng cô ả, thị, người đàn bà...
- Chân dung không mấy dễ nhìn, gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.
2.2.3. Về tính cách, trước khi trở thành vợ Tràng, thị là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh. Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng. Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Ðã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon... Cái giỏi của Kim Lân là miêu tả người đàn bà vừa xấu – nghèo – đói – rách - chao chát - chỏng lỏn - thô tục... nhưng người ta vẫn không có cảm giác khinh thường. Cách viết của nhà văn cứ khiến ta hiểu rằng, tất cả những biểu hiện trên của thị suy cho cùng cũng là vì đói. Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người. Nhà văn thật sự xót xa và cảm thông cho cảnh ngộ đói nghèo của người lao động. Bởi vì khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang.
+ Ðiều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng (thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn”, ngượng nghịu, “chân nọ bước díu cả vào chân kia”...) -> thật tội nghiệp cho cảnh cô dâu mới theo chồng về nhà: một cảnh đưa dâu không xe hoa, chẳng cỗ cưới mà chỉ thấy những khuôn mặt hốc hác u tối của những người trong xóm và âm thanh của tiếng quạ, tiếng khóc hờ người chết tang thương...

+ Người đàn bà khốn khổ này trao thác thân phận mình cho Tràng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa → đến với Tràng trước hết như đến với một nơi chốn có thể nương tựa lúc đói kém... Kim Lân đã rất tinh tế khi thi thoảng điểm vào truyện một vài thất vọng thầm kín của người vợ nhặt ấy trước gia cảnh khốn cùng của nhà chồng.

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

 

Tải file Tại đây
Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 18   |   Total: 11833278
Hotline tư vấn miễn phí:

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ