Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021: Đặc biệt lưu ý với cấu trúc mới môn Tiếng Anh

Nắm bắt và hiểu rõ  được sự thay đổi trong đề thi qua từng đợt sẽ giúp các thí sinh 2k3 (sinh năm 2003) có phương pháp ôn tập hiệu quả môn Tiếng Anh cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

CÁC THAY ĐỔI

Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm ngoái (2020) có số lượng câu hỏi là 50 câu trắc nghiệm, không xuất hiện các dạng câu hỏi mới lạ, hầu hết bám sát đề thi tham khảo lần 2 (7.5.2020) do Bộ GDĐT ban hành.

Trong bài thi chính thức có 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và 30% câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao. Đề thi có tính phân hóa cao, giúp phân loại năng lực học sinh chuẩn. Học sinh trung bình khá có thể dễ dàng đạt 5-6 điểm. Mỗi phần thi đều có vài câu hỏi khó. Một số đề kiểm tra từ vựng và ngữ pháp khá sâu và độ khó của các đề chưa thật sự đồng đều.

Điểm khác biệt so với đề tham khảo lần 2 là độ khó của các câu hỏi từ vựng tăng lên. Bên cạnh đó, trong dạng bài tìm lỗi sai, câu hỏi phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ đã được thay thế bằng câu hỏi về từ vựng (sự lựa chọn từ) giống như các năm trước.

CÁC DẠNG BÀI CẦN HỌC

Dựa vào cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh tốt nghiệp THPT, một số gợi ý ôn tập cho 2k3 được đưa, để các thí sinh có một kỳ thi đại học thành công.

Về từ vựng, cần phải ôn tập tập thật kỹ từ vựng trong chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là lớp 11 và 12.

  • Nếu học sinh nào đang theo học chương trình thí điểm thì nên ôn thêm các từ vựng trong chương trình 12 cũ, và ngược lại, để làm tăng nền tảng từ vựng nói chung.
  • Đặc biệt, khi ôn tập, cần chú ý đến sự kết hợp từ, từ đồng nghĩa – trái nghĩa, sự lựa chọn từ, các từ dễ gây nhầm lẫn.

Phần ngữ pháp, các sĩ tử nên ôn tập các chủ điểm ngữ pháp được học trong chương trình phổ thông, từ lớp 10 đến lớp 12. Đặc biệt, chú trọng ôn những chủ điểm cơ bản, dễ lấy điểm, như: câu hỏi đuôi, câu điều kiện, mệnh đề thời gian, đại từ quan hệ, lượng từ, câu so sánh, câu tường thuật, mạo từ, sự hòa hợp chủ - vị, động từ khuyết thiếu,…

Đối với phần ngữ âm, ôn tập về các nguyên âm đơn/đôi và tập đọc các từ trong sách giáo khoa, cách phát âm đuôi phổ biến như s/es, ed.

Bên cạnh đó, học sinh nên ôn tập kỹ nguyên tắc về trọng âm của từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết, và nguyên tắc trọng âm của một số đuôi phổ biến.

Đối với phần đọc hiểu, luyện kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh để có thể làm tốt dạng câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu. Học sinh cũng cần nâng cao vốn từ vựng để có thể đọc hiểu bài tốt hơn, đặc biệt là bài đọc hiểu số 2. Bên cạnh đó, các bạn cần luyện tập nhiều bài đọc hiểu để rèn luyện khả năng nắm bắt ý chính của bài và khả năng tư duy, suy luận tìm ra đáp án đúng.

Cùng với đó, các thí sinh cũng cần luyện đề thi thử bám sát cấu trúc của đề tham khảo để nâng cao kỹ năng làm bài và ôn tập toàn diện. Cần lưu ý là phải có kiến thức nền tốt thì luyện đề mới hiệu quả, vì vậy không nên chỉ luyện đề mà quên ôn tập các kiến thức chuyên biệt kể trên.

Khi làm bài thi, thí sinh nên lựa chọn dạng bài dễ lấy điểm làm trước, dạng khó làm sau để tạo điểm tựa tâm lý vững chắc ngay từ khi bắt đầu làm bài.

Một số dạng bài các em nên làm ngay thi nhận được đề, gồm: các câu hỏi ngữ pháp cơ bản, dễ lấy điểm được liệt kê ở trên, 2 câu tình huống giao tiếp, 2 tìm lỗi sai (để lại câu từ vựng), 2 câu tìm câu đồng nghĩa, 2 câu phát âm, 2 câu trọng âm, các câu hỏi về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (để lại câu thành ngữ), 5 câu bài đọc điền từ. Sau đó, 2 bài đọc hiểu và các câu hỏi về từ vựng, cụm động từ, thành ngữ, sự kết hợp từ và bài nối câu nên làm cuối vì đây là những dạng bài khó, cần nhiều thời gian tư duy mới ra đáp án.

THEO THUVIENTOAN.NET

Liên hệ
Tin liên quan
    2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
    Online: 62   |   Total: 11881925
    Hotline tư vấn miễn phí:

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021: Đặc biệt lưu ý với cấu trúc mới môn Tiếng Anh

    TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ