Đề thi tham khảo đánh giá năng lực môn Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi tham khảo đánh giá năng lực môn Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022.

Ngày 17/2/2022 trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi thử Đánh giá năng lực để xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022. Trong bài viết này, thuvientoan.net xin giới thiệu đến bạn đề thi đánh giá năng lực môn Hóa học. Đề thi gồm 28 câu trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài 90 theo cấu trúc và nội chương trình môn Hóa lớp 10, lớp 11, lớp 12. 

Đề thi đánh giá toàn diện kiến thức môn Hóa học ở bậc THPT của các thi sinh dự thi. Tương tự như đề thi tốt nghiệp THPTQG môn Hóa, các câu hỏi trong đề thi đánh giá năng lực cũng được chinh thành 4 mức độ thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng xoay quanh các chủ đề Este - Lipit - Xà phòng, Cacbohidrat, Amin - Amino axit - Peptit - Protein,..

Bên cạnh giới thiệu đến bạn đọc tài liệu, thuvientoan.net còn biên soạn đáp án chi tiết giúp các bạn có thể so sánh kết quả làm bài và rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học.

Hi vọng với tài liệu này các bạn sẽ học tập được những điều bổ ích để chuản bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 sắp tới. Chúc các bạn học tốt! 

Trích dẫn tài liệu

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Trường hợp nào sau đây các ion không cùng tồn tại trong một dung dịch?
             A. Ca2+, Cl-, CO32- , Na+.

             B. Na+, SO24- , Cl-, Mg2+.
             C. Mg2+, NO3- , Br-, K+.

             D. Ba2+, K+, Cl-, NO3- .
Câu 2. Có bốn lọ đựng bốn khí riêng biệt là nitơ, amoniac, hiđroclorua va oxi. Sau khi cho vào mỗi lọ một mẫu giấy qùy tím ẩm, số chất khí tối đa có thể nhân biêt đươc la
             A. 2.

             B. 1.

             C. 3.

             D. 4.
Câu 3. Một loại khí gas có thành phần propan và butan theo tỉ lệ thể tích là 1:1. Loai khí gas trên nặng gấp bao nhiêu lần không khí?
             A. 1,57.

             B. 1,76.

             C. 1,86.

             D. 1,27.
Câu 4. Cồn đươc sử dụng rộng rãi để pha chế nước rửa tay khô. Trên nhãn một chai cồn y tế ghi "Côn 70 độ". Phát biểu nào sau đây là đúng về loại cồn này?
             A. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất.
             B. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 gam etanol nguyên chất.
             C. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 gam nước.
             D. Nhiệt đô sôi của cồn này là 70 độ C.

Câu 6. Phản ứng hoá học nào sau đây xảy ra thuận nghịch?
             A. Thuỷ phân etyl axetat trong môi trường axit, đun nóng.
             B. Trùng hợp metyl metacrylat.
             C. Thuỷ phân etyl axetat bằng dung dịch NaOH, đun nóng.
             D. Đốt cháy etyl axetat.
Câu 7. Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát,... Phát biểu nào sau đây là sai?
             A. Saccarozơ thuộc loai đisaccarit.
             B. Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
             C. Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
             D. Saccarozơ đượcc sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

Phần 2. Tự luận 

Nhôm là kim loại được sử dụng phổ biến trong việc chế tạo các thiết bị, dụng cụ cũng như đô dùng trong đời sống hàng ngày.
1. Giải thích vì sao nhôm là môt kim loại có tính khử mạnh (chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ) nhưng vẫn đươc sử dụng phổ biến để chế tạo xoong, nồi, ấm đun nước.
2. Nhôm được sử dụng để chế tạo các thiết bị máy móc do các tính chất quý báu của nó: Bên cạnh khả năng chịu ăn mòn hóa học khá tốt thì nhôm chỉ nhẹ bằng khoảng 1/3 so với đồng và sắt nhưng có tính dẻo, dẫn điện và khả năng chống mài mòn rất tốt.
Thí nghiệm sau đây được thực hiện để đo tốc độ ăn mòn (tính theo đơn vị mm/năm) của nhôm trong môi trường axit HNO3 3M.
- Nhúng miêng nhôm (đã được làm sạch) hình lập phương cạnh 0,2 cm vào dung dịch HNO3 3M (nồng độ không đổi) ở nhiệt độ 25 độ C trong 360 giờ.
- Tốc độ ăn mòn CR (mm/năm) được tính theo công thức:

CR = 87,6m/(D × A × t)

Trong đó, m là khối lượng nhôm (theo mg) bị tan đi trong t = 360 giơ, D = 2,7 g/cm³ là khối lượng riêng của nhôm, A là diện tích ban đầu của miếng nhôm (theo cm2).
a) Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng miếng nhôm giảm 20,8 mg trong 360 giờ. Hãy tính tốc độ ăn mòn CR (mm/năm) của nhôm trong môi trường HNO3 3M.
b) Trong cùng điều kiện thí nghiệm như trên, CR của kẽm là 17,7 mm/năm. Giá tri này có thể kết luận kim loại nào (nhôm hay kẽm) có tính khử mạnh hơn hay không? Giải thích.
c) Giải thích vì sao người ta mạ kẽm (bằng cách điện phân dung dịch) để bảo vệ vât dụng kim loai bằng sắt, thép mà không phải là lớp mạ nhôm?

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 78   |   Total: 11876850
Hotline tư vấn miễn phí:

Đề thi tham khảo đánh giá năng lực môn Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ