Câu bị động - passive voice part 2: các dạng câu bị động nâng cao và bài tập vận dụng

Nối tiếp phần 1 của Câu bị động - Passive voice: Cấu trúc, cách sử sụng và bài tập vận dụng – part 1, nhóm thuvientoan kết hợp cùng EngLib xin gửi đến bạn đọc phần 2 Câu bị động - passive voice : Các dạng câu bị động nâng cao. Với những kiến thức và hiểu biết sâu hơn về câu bị động, các bạn sẽ dễ dàng lấy trọn điểm trong các kỳ thi THCS và THPT Quốc gia, kể cả các kỳ thi mang tính quốc tế hơn như TOEIC và IELTS. Dành ra 30 phút mỗi ngày đọc và hiểu thêm về các kiến thức như thế này sẽ giúp chúng ta đi dài và xa hơn đấy. Now let’s get started!

  Nội dung bài viết:

       VI. Các dạng trong câu bị động

           1. Câu bị động chứa động từ có 2 tân ngữ

           2. Chuyển đổi câu chủ động chứa động từ tường thuật

           3. Câu chủ động là câu nhờ vả

           4. Câu chủ động là câu hỏi

           5. Bị động với các động từ chỉ giác quan

           6. Chuyển đổi câu mệnh lệnh

           7. 73 câu bài tập vận dụng nâng cao

VI. Các dạng trong câu bị động

1. Câu bị động chứa động từ có 2 tân ngữ

Những đông từ được theo sau nó bởi hai tân ngữ như: give (đưa), lend (cho mượn), send (gửi), show (chỉ), buy (mua), make (làm), get (cho), … thì chúng ta có thể chuyển đổi thành 2 câu bị động, tùy vào chúng ta muốn nhấn mạnh tân ngữ nào thì sẽ chuyển tân ngữ đó lên thành chủ ngữ bị động.

Ví dụ 1:

 I gave him an apple. (Tôi đã cho anh ấy một quả táo.)

                 O1      O2

An apple was given to him(Một quả táo đã được trao cho anh ta.)

He was given an apple by me. (Anh ta đã được tôi trao cho một quả táo)

  Ví dụ 2: He sent his relative a letter. 

His relative was sent a letter.

A letter was sent to his relative (by him)

2. Chuyển đổi câu chủ động chứa động từ tường thuật

Một số động từ tường thuật thông dụng là: think (nghĩ rằng )/ say (nói rằng )/ suppose (cho rằng)/ believe (tin rằng)/ consider (xem xét rằng)/ report (thông báo rằng)/ aggree (đồng ý rằng)/ announce (thông báo rằng)/ expect (đoán trước là)/ hope (hi vọng là)/ suggest (đề xuất rằng)/ understand (hiểu rằng), ...ect..

 

 

1. CÁC BƯỚC VIẾT CÂU BỊ ĐỘNG CHỨA ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT:

Cách 1: Impersonal Reporting Passive (theo mình thì cách này dễ hơn cách thứ 2)

        B1: Tìm động từ tường thuật trong câu chủ động:

          Ví dụ: The Government announced that new tax reform will take place next year.

       B2: Bắt đầu viết câu với ‘It’ và thêm vào:

          (1) Động từ tường thuật ở dạng bị động (be + V3/ed)

          (2) ‘that’ (có thể thêm hoặc không)

           Ví dụ: It was announced that......

       B3: Thêm vào phần còn lại của câu chủ động không thay đổi bất cứ gì cả.

        Ví dụ: It was announced that new tax reform will take place next year.

 

 Một số ví dụ cho cách chuyển đổi theo cách 1:

 - Chủ động: Everybody knows (that) regular exercise is good for your health. (thì hiện tại đơn) (mọi người đều biết rằng tập thể dục thường xuyên tốt cho sức khỏe)

⇒Bị động: It is known (that) regular excercise are good for your heath. (thì hiện tại đơn)

 

- Chủ động: People are saying (that) nobody will vote for him again. (thì hiện tại tiếp diễn) (Mọi người nói rằng sẽ không một ai bỏ phiếu cho ông ấy lần nữa.)

⇒ Bị động: It is being said (that) nobody will vote for him again.

 

Cách 2: Personal Reporting Passive (cách khó hơn)

    - B1: xác định động từ tường thuật trong câu.

     Ví dụ: The Government announced that new tax reform will take place next year.

    - B2:  Bắt đầu với Chủ ngữ còn lại trong câu (new tax reforms) và thêm:

      (1) Động từ tường thuật ở dạng bị động (be + V3/-ed)

       Ví dụ: New tax reform was announced.......

      CHÚ Ý: Thay vì bắt đầu với ‘It’ như cách 1, cách này ta sẽ bắt đầu với chủ ngữ còn lại trong câu chủ động.

    - B3: Chuyển đổi động từ còn lại ở câu chủ động (take place) thành dạng nguyên mẫu có ‘to’

      Ví dụ: New tax reform was announced to take place next year.

   - Cấu trúc chung:

                    S2 + Động từ tường thuật ở dạng bị động (be + V3/-ed) + to-V

 

TỚI KHÚC RẮC RỐI RỒI CÁC BẠN Ạ!!!

Do động từ nguyên mẫu(to infinitive verb) bị giới hạn do nó không thể chia theo thì của câu chủ động nên không thể diễn tả sát nghĩa. Trong trường hợp đó ta sẽ phải dùng tất cả dạng động từ nguyên mẫu:

- Dạng đơn: to do

+ Được dùng khi động từ thứ hai của câu bị động nằm ở thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai

+ Ví dụ:

  • Chủ động: Everyone says that Anna makes a lot of money
  • Bị động: Anna is said to make a lot of money

- Dạng tiếp diễn: to be doing

+ Được dùng khi động từ thứ hai của câu bị động nằm ở thì hiện tại tiếp diễn.

  • Chủ động: Everyone says that Anna is making a lot of money
  • Bị động: Anna is said to be making a lot of money

- Dạng hoàn thành đơn: to have done

+ Được dùng khi động từ thứ hai của câu bị động nằm ở thì quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành hay quá khứ hoàn thành.

  • Chủ động: Everyone says that Anna  made a lot of money
  • Bị động: Anna is said to have made a lot of money

- Dạng hoàn thành tiếp diễn: to have been doing

+ Được dùng khi động từ thứ hai của câu bị động nằm ở thì quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn hay quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

  • Chủ động: Everyone says that Anna was making a lot of money
  • Bị động: Anna is said to have been making a lot of money

 

Một số ví dụ khác:

- Chủ động: Everyone believes that the manager is going resign next month. (Mọi người tin rằng người quản lý sẽ từ chức vào tháng tới)

⇒ Bị động: The manager is believed to be resigning in 2020.

 

- Chủ động: People reported that he was conspring against the Board. (Mọi người báo cáo rằng anh ta đang âm mưu chống lại hội đồng quản trị.)

⇒ Bị động: He was reported to have been conspiring against the Board.

 

- Chủ động: People think he stole his mother’s money. (Mọi người nghĩ anh ta lấy cắp tiền của mẹ anh ta.)

⇒ Bị động:  He is thought to have stolen his mother’s money.


- Chủ động: The police thought that the thief was hiding somewhere in the city.

⇒ Bị động: The thief was thought to be hiding somewhere in the city

 

3. Câu chủ động là câu nhờ vả

Câu nhờ vả với các động từ have, get, make có thể được đổi sang câu bị động với cấu trúc

 

 

4. Câu chủ động là câu hỏi

- Thể bị động của câu hỏi Yes/No

 

 

 

5. Bị động với các động từ chỉ giác quan

- Các động từ giác quan là các động từ chỉ nhận thức của con người như: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), ….

                                        S + Vp + Sb + Ving. (nhìn/xem/nghe… ai đó đang làm gì)
- Ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động hoặc 1 hành động đang diễn ra bị 1 hành động khác xen vào.

Ví dụ:

-  He watched them playing football. (Anh ta nhìn thấy họ đang đá bóng.)

➤ They were watched playing football. (Họ được nhìn thấy đang đá bóng.)

Cấu trúc : S + Vp + Sb + V. (nhìn/xem/nghe ai đó làm gì)
- Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.

Ví dụ:

-  I heard her cry. (Tôi nghe thấy cô ấy khóc.)

➤ She was heard to cry(Cô ấy được nghe thấy là đã khóc.)

6. Chuyển đổi câu mệnh lệnh

- Thể khẳng định:

  • Chủ động: V + O + …
  • Bị Động: Let O + be + V3/-ed

Ví dụ: Put your pen down, time’s up → Let your pen be put down, time’s up. (Bỏ bút xuống, đã hết thời gian làm bài)

- Thể phủ định:

  • Chủ động: Do not + V + O + …
  • Bị động: Let + O + NOT + be + V3/-ed

Ví dụ: Do not take this item. → Let this item not be taken. (Không lấy sản phẩm này)

 

7. 73 câu bài tập vận dụng:

Các bạn download file bài tập bên dưới về và vận dụng những gì chúng ta đã học hôm nay nhé!

 

Nhớ theo dõi fanpage: https://www.facebook.com/EngLib.YEL để cập nhật các tài liệu mới nhất nhé. 

Chúc các bạn học tốt!

TÀI LIỆU 

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 51   |   Total: 11846014
Hotline tư vấn miễn phí:

Câu bị động - passive voice part 2: các dạng câu bị động nâng cao và bài tập vận dụng

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ