Cách viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Cách viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận.

Tài liệu bao gồm các nội dung sau:

A. MỞ BÀI
I. Hướng dẫn chung
Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai cách:
– Trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết. Những bạn học yếu nên mở bài theo cách thứ nhất (không phải nghĩ nhiều, nhưng không được điểm giỏi)
* Ví dụ minh họa 1
Đề bài: Bàn về quan niệm sống.
- Mở bài trực tiếp:
Trong cuộc sống mỗi người đều có quan niệm sống riêng. Có người chỉ sống vì tiền tài danh vọng mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Quan niệm sống tốt là sự hài hòa giữa danh vọng, tiền bạc với các mối quan hệ và giá trị của con người với thiên nhiên, không bị chi phối bởi vật chất, sống hết mình, làm việc hết mình

- Mở bài gián tiếp: Nhà văn Pháp Đ. Đi-đơ-rô từng quan niệm “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường. Đây là quan niệm đúng và rất phù hợp với chúng ta. Trong cuộc sống mỗi người đều có một lí tưởng sống riêng để tự vươn tới,tự hoàn thiện và phát triển bản thân. Bất kì ai cũng cần tự tạo cho mình một lí tưởng và có lòng quyết tâm theo lí tưởng ấy”.
Đối với nghị luận văn học, các em cũng làm tương tự

* Ví dụ minh họa 2
Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong Vợ nhặt của Kim Lân
- Mở bài trực tiếp:

Trang 2
“Vợ nhặt” được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.
- Mở bài gián tiếp:
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, tạo ra được một tình huống độc đáo mới lạ để làm bật nổi vấn đề, bật nổi tâm trạng, tư tưởng, tính cách của các nhân vật và chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa then chốt. Một truyện ngắn đặc sắc là nhờ được tổ chức chung quanh một tình huống như thế, và Vợ nhặt của Kim Lân là một trường hợp tiêu biểu.

Tài liệu

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

THEO THUVIENTOAN.NET

Tải file Tại đây
Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 34   |   Total: 11833318
Hotline tư vấn miễn phí:

Cách viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ