Các bài toán đặc sắc về tứ giác và đa giác

Nhóm thuvientoan.net xin gửi đến các bạn đọc tài liệu Các bài toán đặc sắc về tứ giác và đa giác.

Tài liệu gồm 50 trang tuyển chọn lý thuyết và bài tập về chủ đề này. Nội dung cụ thể bao gồm:

I. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ TỨ GIÁC
1. Tứ giác
Định nghĩa: Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kìcạnh nào của tam giác.
Tính chất:
Tổng các góc của một tứ giác bằng 360 độ. Góc kề bù với một góc của tứ giác gọi là góc ngoài của tứ giác. Tổng các góc ngoài của một tứ giác bằng 360 độ.
2. Hình thang
Định nghĩa:
 Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
 Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
Tính chất
 Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
 Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
3. Hình thang cân
Định nghĩa: Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Tính chất: Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau và hai đường chéo bằng nhau.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
+ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Đường trung bình của tam giác
 Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
 Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
 Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy. Đường trung bình của hình thang

 Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.
 Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh bên của hình thang và song song với hai đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ hai.
 Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.

4. Hình bình hành
Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song.
Tính chất: Trong hình bình hành:
 Các cạnh đối bằng nhau.
 Các góc đối bằng nhau.
 Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Dấu hiệu nhận biết:
 Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
 Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
 Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
 Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
4. Hình chữ nhật
Định nghĩa: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
Tính chất: Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Dấu hiệu nhận biết:
 Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
 Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
 Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
 Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Áp dụng vào tam giác:
 Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
 Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
5. Hình thoi
Định nghĩa: Hình thoi là một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Tính chất: Trong hình thoi:
 Hai đường chéo vuông góc với nhau.
 Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.

Dấu hiệu nhận biết:
 Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
 Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
 Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
 Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
6. Hình vuông
Định nghĩa: Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
Tính chất: Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Dấu hiệu nhận biết:
 Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
 Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
 Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
 Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
 Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
 Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông.
7. Đa giác
Định nghĩa
 Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
 Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

II. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 3. Cho tứ giác ABCD và điểm M trên cạnh AD. Qua điểm A và D vẽ lần lượt các đường thẳng song song với MC và MB, hai đường thẳng này cắt nhau tại N. Chứng minh rằng N nằm trên cạnh BC khi và chỉ khi AB song song với CD.

Ví dụ 5. Cho hình thang ABCD có đáy nhỏ CD. Từ D vẽ đường thẳng song song với BC, cắt AC tại M và AB tại K, Từ C vẽ đường thẳng song song với AD, cắt AB tại F, qua F ta lại vẽ đường thẳng song song với AC, cắt BC tại P. Chứng minh rằng:
a) Hai đường thẳng MP và AB song song với nhau
b) Ba đường thẳng MP, CF, DB đồng quy tại một điểm

Ví dụ 10. Cho hình thoi ABCD có cạnh bằng a. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Biết rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng R và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD bằng r. Tính diện tích hình thoi ABCD theo các bán kính R và r.

....

Nhóm thuvientoan.net hy vọng với tài liệu Các bài toán đặc sắc về tứ giác và đa giác sẽ giúp ích được cho các bạn đọc và được đồng hành cùng các bạn, cảm ơn!

Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.

Tải tại đây.

THEO THUVIENTOAN.NET

Liên hệ
2024 Copyright © THUVIENTOAN.NET Web Design by Nina.vn
Online: 68   |   Total: 11878792
Hotline tư vấn miễn phí:

Các bài toán đặc sắc về tứ giác và đa giác

TẢI TÀI LIỆU VÀ ĐỀ THI MIỄN PHÍ