Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sử năm 2021 THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh - Lần 1.
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1945 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1918.
- Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao.
Câu 31: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai khoa học- kỹ thuật của Nhật Bản có gì khác biệt so với Mĩ?
A. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh. B. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.
C. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. D. Đầu tư bán quân trang, quân dụng.
Câu 32: Nhận xét đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
D. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 33: Từ sau 1945, dựa vào tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự mạnh, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ gì sau đây?
A. Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
B. Thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
C. Thống trị toàn thế giới.
D. Thống trị và nô dịch các quốc gia-dân tộc trên thế giới.
Câu 34: Nhân tố cơ bản nào dưới đây giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 - 1950?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Sự hợp tác giữa các nước Chủ nghĩa xã hội.
C. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. Tinh thần tự lực tự cường.
Câu 35: Khối quân NATO, đã đưa tới tình trạng chiến tranh lạnh vì lí do nào dưới đây?
A. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống các nước Đông Âu.
B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô.
C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
D. Tập hợp các nước Tây Âu chống phong trào cách mạng thế giới.
Câu 36: Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì?
A. Chia rẽ giữa các đảng phái chính trị. B. Sự du nhập của văn hoá phương Tây.
C. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. D. Mâu thuẫn tôn giáo.
Câu 37: Hậu quả nghiêm trọng nhất gây ra cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là
A. các nước tốn nhiều tiền của do tăng cường chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.
B. nhiều căn cứ quân sự được thiếp lập trên thế giới.
C. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ diễn ra cuộc chiến tranh thế giới mới.
D. chất lượng cuộc sống của người dân các nước bị ảnh hưởng do suy giảm kinh tế.
Câu 38: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm chung trong phong trào đấu tranh của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XX?
A. Tập trung phát triển kinh tế. B. Giành được độc lập.
C. Các nước thực dân tiến hành khai thác thuộc địa. D. Bị các nước đế quốc trở lại tái chiếm.
Câu 39: Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào?
A. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi.
B. Từ Đồng minh chống phát xít chuyển sang đối đầu.
C. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.
D. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 40: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế.
B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.
C. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.
Tài liệu
Like fanpage của thuvientoan.net để cập nhật những tài liệu mới nhất: https://bit.ly/3g8i4Dt.
THEO THUVIENTOAN.NET